GIỚI
THIỆU
Tập
tài liệu này được viết từ những hồ sơ có sẵn và lời tường thuật của những quân
nhân phục vụ trong
đơn vị (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát) cho đến
ngày 30 tháng Sáu
năm 1965.
PHỤ
BẢN A (HÀNH QUÂN ĐẶC BIỆT) MACV 1964
Phần bổ sung này tóm lược
các hoạt động của đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG), Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ,
Việt Nam (MACV) trong năm 1964. Chi tiết về các hoạt động này đính kèm trong phần
phụ lục.
1. NGUYÊN NHÂN
a. Đơn vị SOG được thành
lập ngày 24 tháng Giêng năm 1964, lấy tên là Đoàn Hành Quân Đặc Biệt, dưới quyền
chỉ huy trực tiếp của vị Tham Mưu Trưởng cơ quan MACV. Các hoạt động của đơn vị
này nhắm vào chương trình phá hoại, đánh lạc hướng, áp lực chính trị, bắt sống
tù binh, lấy tin tức tình báo, tuyên truyền, chống lại Công Hòa Dân Chủ Việt
Nam (DRV, Bắc Việt).
b. Đường lối vạch ra
cho các hoạt động đặc biệt, nhận được từ Washington (chính quyền Hoa Kỳ) trong
tháng Ba, dựa trên chính sách, các hoạt động thích hợp (hiệu qủa), không thể so
sánh được trên phương diện tài trợ (tiếp vận…) để chống lại việc xâm nhập (của
Bắc Việt) trong miền nam Việt Nam (SVN). Kế hoạch tổng quát dưới quyền cơ quan
MACV có danh xưng là Chương Trình 34A (OPLAN 34A).
2. CÁC HOẠT ĐỘNG
a. Không Trợ và Thả Dù
(1) Các hoạt động bằng
phương tiện thả dù chống lại Bắc Việt (DRV) bao gồm các hành quân nhẩy dù xâm
nhập, phá hoại, thâu thập tin tức tình báo chiến lược, phá hoại đường tiếp vận,
lien lạc của địch, và các hoạt động tâm lý chiến. (Phần
bị xóa)
Các vấn đề gặp phải:
(a)
Thiếu an ninh trong thời gian huấn luyện
và sau khi thả toán biệt kích 34A xâm nhập, thời tiết xấu cho các hoạt động.
(b)
Điạ thế hiểm trở, khó khăn cho việc mưu
sinh thoát hiểm.
(c)
Cần phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị SOG (bị xóa), Lục Quân, Không Quân VNCH
(d)
Xử dụng phi cơ C-123 không đủ khả năng
cho nhiệm vụ trao phó.
b. Hành Quân Biển
(Maritime)
(1) Các hoạt động hành
quân trên biển chống lại miền Bắc bao gồm các trận tấn công chớp nhoáng các căn
cứ, cơ sở, căn cứ cho các tầu phóng ngư lôi chạy nhanh Swatow (bị xóa), bắn phá các căn cứ, cơ sở dọc theo bờ biển
miền Bắc. Tám chiêc tầu phóng thủy lôi chạy nhanh (PTF) đã được cung cấp cho sở
Phòng Vệ Duyên Hải trong năm (1964) với khoảng 145 thủy thủ đoàn người Việt Nam
(kể cả quân nhân biệt hải) (bị xóa).
(2) Các vấn đề khó khăn:
(a)
Giới hạn vì các hoạt động trong vịnh Bắc Bộ của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ.
(b)
Vũ khí, trang bị.
(c)
Thời tiết xấu (bão tố)
(d)
Phản ứng của Bắc Việt (bị xóa), giới hạn các
chuyến hành quân biển.
(e) Bảo trì (tầu thuyền,
vũ khí), cơ phận máy móc, trang bị.
(3) Các hoạt động tâm lý
chiến (bị xóa) trên miền bắc Việt Nam (DRV)
Các hoạt động này khích
động sự phản ứng của Bắc Việt, tiếp theo mất đi lợi ích trong các hoạt động tâm
lý. Tiếp tục điều nghiên các loại mục tiêu và chính quyền miền bắc.
c. Tình Báo
Tin tức tình báo cần được
thâu thập để soạn thảo lệnh hành quân và vị trí các căn cứ quân sự nơi miền Bắc
và trên đất Lào. Bảng phân loại mục tiêu được cung cấp cho sư đoàn 2 Không Quân
Hoa Kỳ, để oanh kích trên hai quốc gia này.
d. Tiếp Vận
Ngân khoản và vấn đề yểm
trợ tiếp vận phức tạp (bị xóa), được yêu cầu
trong năm để soạn thảo các thủ tục căn bản, dễ dàng cho vấn đề phức tạp trong
ngành tiếp vận (bị xóa).
PHẦN
I
HÀNH
CHÁNH
TỔ CHỨC:
1. Đoàn Nghiên Cứu Quan
Sát (SOG) chính thức được thành lập ngày 24 tháng Giêng 1964 do văn thư General
Order 6, Bộ Chỉ Huy Quân Viện, Việt Nam, ký ngày 24 tháng Giêng năm 1964. Lúc đó
tên là Đoàn Hành Quân Đặc Biệt, gồm có sáu sĩ quan, hai binh sĩ và đặt dưới quyền
trực tiếp của vị Tham Mưu Trưởng cơ quan MACV. Sau đó, đơn vị SOG được tổ chức
với một ban nhân viên riêng biệt dưới quyền vị Tư Lệnh MACV, với sự để ý của phòng
5 (J-5). Cấp chỉ huy (đầu tiên) đơn vị SOG là Đại Tá Clyde R. Russell. Nhiệm vụ
cho đơn vị SOG dưới quyền chỉ huy của Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ là một
chương trình hoạt động quyết liệt chống lại miền Bắc Việt Nam (bị xóa).
(Phần bị xóa)
NHÂN VIÊN:
2. Lúc mới thành lập,
nhân viên (quân nhân) phục vụ trong đơn vị SOG được tuyển chọn từ số quân nhân
thay phiên sang Việt Nam phục vụ (TDY-Tour of Duty). Vị Tư Lệnh Thái Bình Dương
CINCPAC ra lệnh ban yểm trợ cho toán Cố Vấn Hải Quân (NAD) (văn thư của Tư Lệnh
Thái Bình Dương số 292126Z tháng Giêng 1964).
A.
Toán Sửa chữa, Bảo trì:
(1) Lần
đầu: Hai sĩ quan, 11 binh sĩ
(2) Lần
thứ hai (yểm trợ bốn tầu PTF): thêm bẩy binh sĩ
(3) Lần
thứ ba: (yểm trợ sáu tầu SWIFT, PTF): thêm năm binh sĩ
(4) Lần
thứ tư: (yểm trợ tám tầu SWIFT, PTF): thêm sáu binh sĩ
B.
Toán huấn luyện lái tầu: Tùy theo số tầu
phóng thủy lôi chạy nhanh SWIFT, PTF và số thủy thủ đoàn Việt Nam, mỗi chiếc
PTF có hai sĩ quan, và 10 thủy thủ.
C.
Toán huấn luyện Biệt Hải SEAL: gồm có
hai sĩ quan, mười binh sĩ.
D.
Toán Viễn Thám TQLC Hoa Kỳ: gồm có một sĩ
quan, ba binh sĩ.
3. Vị Tư Lệnh Hải Quân
Hoa Kỳ (CNO) cung cấp (xóa bỏ) để lo hồ sơ nhân
viên cho toán Yểm Trợ Lưu Động (MST) và các toán huấn luyện. (văn thư của Tư Lệnh
Hải Quân số 1521236Z tháng Giêng 1964).
4. (Phần bị xóa)
5. Đơn vị SOG vẫn cần có
một ban tham mưu vững chắc (permanent) để làm việc. Vị Tư Lệnh cơ quan MACV gửi
văn thư cho vị Tư Lệnh Thái Bình Dương trong tháng Hai 1964, một bảng phân phối
nhân viên hỗn hợp (JTD) dự trù số nhân viên cho đơn vị SOG (138 quân nhân, nhân
viên) để duyệt xét, chấp thuận. Tư lệnh TBD chuyển tiếp bảng JTD cho vị Tổng
Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ ngày 17 tháng Ba 1964, khuyến cáo giảm xuống còn
68 quân nhân, 28 nhân viên dân chính. Tư lệnh MACV yêu cầu tái cứu xét, tư lệnh
TBD khuyến cáo tạm thời cho phép 100 người và được vị Tổng TMT chấp thuận (văn
thư CINCPAC 040242Z tháng Tư 1964). Vị tư lệnh TBD cung cấp cho tư lệnh quân đội
Hoa Kỳ bản phối hợp nhân viên cuối cùng, có 97 quân nhân, nhân viên. Vị Tổng
TMT cho thêm hai sĩ quan Không quân (văn thư JCS 141353 tháng Sáu 1964).
6. Lúc đó, bảng phân phối
nhân viên được CINCPAC chuyển đến bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ số thứ tự
00385, tăng thêm một sĩ quan, mười lăm binh sĩ trợ giúp huấn luyện trong căn cứ
Long Thành. Đơn vị SOG đã yêu cầu có thêm toán cố vấn này, không chậm trễ hơn
ngày 25 tháng Ba 1964, để huấn luyện các môn (văn thư MACSOG 140730Z tháng Hai
1964):
a.
(bị xóa)
b.
Mưu sinh thoát hiểm trong vùng Đông Nam Á
c.
Kỹ thuật vượt sông, chướng ngại vật
d.
Cứu thương cao cấp
e. Phương pháp huấn luyện
các môn kể trên, thêm phần chiến thuật, vũ khí, nhẩy dù, và thực tập.
7. Vì lý do an ninh cho
các tầu PTF và căn cứ cố vấn Hải Quân (USNAD), tư lệnh cơ quan MACV yêu cầu tăng
thêm một toán năm quân nhân TQLC, một sĩ quan an ninh và bốn binh sĩ. Yêu cầu này
được CINCPAC chấp thuận. Trong cùng thời gian, ban truyền tin đơn vị SOG có nhu
cầu làm việc 24/24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, yêu cầu tăng thêm và được chấp thuận
hai sĩ quan, và mười bốn binh sĩ (văn thư CINCPAC 132334Z, tháng Bẩy 1964).
8. Trong tháng Tám
1964, SOG yêu cầu tăng thêm một toán huấn luyện lưu động (MTT) 15 quân nhân cho
căn cứ huấn luyện Long Thành, lý do đơn vị SOG gia tăng các hoạt động, thêm
kinh nghiệm sáu tháng hoạt động vừa qua. Kết qủa toán huấn luyện lưu động MTT
được tăng lên 21 quân nhân (văn thư MACSOG 7225 DTC 010705, tháng Tám 1964).
PHẦN II
HOẠT
ĐỘNG
NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ CHÍNH
SÁCH:
1. Tư lệnh cơ quan MACV
tóm lược những vấn đề nổi bật, kết qủa chuyến thăm viếng của bộ trưởng Quốc Phòng
McNamara và Đại Tướng Taylor trong tháng Ba 1964.
a.
Tiếp tục các hoạt động đã được chấp thuận cho chương trình 34A (OPLAN 34A). Không
được ngăn cản những nhu cầu của miền Nam Việt Nam (RVN) trong nỗ lực chống lại
sự xâm nhập của miền Bắc.
b.
Lệnh đã được gửi đi, xúc tiến huấn luyện Không quân VNCH dung phi cơ thả mìn.
c. Bức công điện cũng đưa
ra những điều hướng dẫn:
(1) Nắm giữ Việt Nam là
điều căn bản và chúng ta tập trung trên các điều căn bản, tránh xử dụng thời
gian vào những vấn đề phụ thuộc.
(2) Trong vấn đề thi hành
những hoạt động đã được chấp thuận cho chương trình 34A, không nên áp lực miền
Nam (RVN) nâng cao độ ưu tiên cho những phương tiện (tài vật, nhân lực) để hoàn
thành trách nhiệm chống xâm nhập. Phương tiện của Hoa Kỳ sẽ được sẵn sàng.
(3) Việc đưa vào chiến
trường phản lực cơ B-57 Cambera (trông như cánh dơi) không được tán đồng. Sẽ
xem xét lại, khi chương trình 34A tiến hành.
(4) Các hoạt động chương
trình 34A vẫn được chấp thuận, nhưng không theo chương trình căn bản theo quan điểm
chính quyền Hoa Kỳ (Washington).
Nguyên Nhân Vấn Đề Chính
Sách:
Đề tài: Thi Hành Các Chương
Trình ở Nam Việt Nam
2. Sau chuyến viếng thăm
Nam Việt Nam (SVN) trong tháng Ba của bộ trưởng Quốc Phòng McNamara và Đại Tướng
Taylor, một bản báo cáo đã được soạn thảo cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Bản báo
cáo được xem như Tổng Thống (Hoa Kỳ) đã chấp thuận trong buổi họp của Hội Đồng
An Ninh Quốc Gia ngày 17 tháng Ba. Công điện đã được vị Tổng TMT quân đội Hoa Kỳ
(JCS) gửi công điện cho Tư lệnh Thái Bình Dương (CINCPAC) và Tư lệnh cơ quan
MACV (COMUSMACV) thông báo viên phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao đặc trách Các Dịch
Vụ Đông Nam Á đã nhận nhiệm vụ phối hợp việc thi hành các khuyến cáo, nêu ra
trong bản báo cáo. Những điểm quan trọng trong 32 trang công điện được nhấn mạnh
dưới đây.
a. Mục Tiêu của Hoa Kỳ ở
Nam Việt Nam: Chúng ta tìm kiếm một nền độc lập, không
cộng sản Nam Việt Nam.
b. Chính Sách của Tổng
Thống Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam:
(1)
Giúp đỡ Nam Việt Nam chiến thắng Việt Cộng (VC) một phần qua việc xử dụng quân
đội Hoa Kỳ
(2) Chúng ta hành động
chống lại Bắc Việt (DRV) bằng phương tiện tối thiểu (bị
xóa), giới hạn không để lại hậu qủa rõ rang.
c. Tình Hình Miền Nam
Việt Nam Hiện Tại:
(1)
Nam Việt Nam / Hoa Kỳ, Quan niệm xử dụng quân dụng Hoa Kỳ vẫn được nhắc đến.
(2)
Nhiều khiá cạnh có thể được xử dụng, quân sự, dân sự vụ, kinh tế.
(3)
Trao cho quân đội VNCH thêm trách nhiệm, nếu có thể được.
(4)
Hoa Kỳ tiếp tục nhắc nhở VNCH phải tư lo cho mình, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục
giúp đỡ.
(5)
Tình hình trở nên bết (xấu): Chính quyển kiểm soát ít đi đất đai, cấm đoán, hệ
thống chính trị yếu đi. Sự yểm trợ cho Nam Việt Nam gia tăng.
(6)
Điểm yếu nhất là chính phủ Nguyễn Khánh không được chắc chắn.
(7) Điểm tốt: Chính quyền
Nguyễn Khánh nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ.
d. Thay Đổi Đường Lối Hiện
Tại:
(1) Thương lượng những điều
căn bản cho sự trung lập: Điều này không thể được – Nghiã là cộng sản sẽ chiếm
cả vùng Đông Nam Á (SEA).
(2) Tiến hành các hoạt
động chống lại miền Bắc Việt Nam do chính quyền VNCH / Hoa Kỳ đảm trách:
(a)
Các hoạt động kiểm soát đường biên giới.
(b)
Các hoạt động trả đũa – Thám sát, thả bom, quân biệt kích tấn công, không quân
thả mìn.
(c) Tuyên bố áp lực quân
sự do chính quyền VNCH / Hoa Kỳ (điều này được xem như chưa đúng lúc)
(3) Tiến hành việc đo
lường để tình hình Nam Việt Nam được tốt hơn.
(a)
Nhấn mạnh tại các cấp, chúng ta sửa soạn tiếp tục giúp đỡ.
(b)
Tiếp tục ủng hộ chính quyền Nguyễn Khánh
(c)
Hoàn toàn yểm trợ chương trình bình định.
(d)
Đặt quốc gia trong tình trạng chiến tranh
- Động viên
(e)
Tăng quân lên 50.000
(f)
Phát triển cơ quan quản trị nhân sự trên mỗi vùng chiến thuật.
(g)
Phát triển, tái tổ chức các lực lượng bán quân sự.
(h)
Tổ chức một lực lượng du kích tấn công, hoạt động dọc theo biên giới, trong khu
vực VC kiểm soát. Tổ chức các đại đội Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt VNCH,
được huấn luyện, cố vấn bởi LLĐB/HK.
(i)
Gia tăng sức mạnh cho Không Quân Việt Nam, thay đổi các phi cơ T-28 sang khu trục
A-1H.
(j)
Đổi thiết vận xa M-114 sang M-113, cung cấp thêm chiến thuyền chạy trên sông nước.
(k) Bành trướng, thông
báo công chúng về chương trình, các hoạt sẽ được thực hiện cấp tốc.
e. Các hành động có thể
tiếp theo:
(1) Chuẩn bị tạo áp lực
mạnh, mới chống lại Bắc Việt Nam.
(a)
Phát triển khả năng các hoạt động kiểm soát biên giới trong vòng 72 tiếng đồng
hồ.
(b)
Đạt được khả năng thi hành nhiệm vụ trong vòng 30 ngày thông báo.
(c) Cho phép ngay tức
khắc (xóa bỏ) VNCH tổ chức các chuyến hành quân
xâm nhập sang đất Lào (xóa bỏ).
f. Các hoạt động được đưa
ra không được chấp thuận:
(1)
Tiếp tục chính sách hiện hành.
(2)
Cung cấp một đơn vị tác chiến Hoa Kỳ bảo vệ Saigon (sợ rằng chuyện này ảnh hưởng
tâm lý).
(3) Hoa Kỳ dành lấy quyền
chỉ huy.
g. Khuyến cáo: Tổng Thống
Hoa Kỳ ra lệnh cho các cơ quan liên hệ trong chính quyền Hoa Kỳ:
(1)
Làm sáng tỏ việc Hoa Kỳ tiếp tục yểm trợ.
(2)
Làm sáng tỏ việc chúng ta ủng hộ Khánh, không chấp thuận đảo chánh.
(3)
Yểm trợ việc động viên.
(4)
Trợ giúp VNCH gia tăng quân đội.
(5)
Trợ giúp VNCH thành lập một lực lượng du kích tấn công.
(6)
Trợ giúp VNCH phát triển (bành trướng) một bộ chỉ huy hành chánh cấp quân đoàn.
(7)
Trợ giúp VNCH tái tổ chức lực lượng bán quân sự, tăng lương bổng.
(8)
Cung cấp 25 khu trục cơ A-1H (Skyraider) thay thế loại cũ T-28 dùng để huấn luyện.
(9)
Cung cấp thêm thiết quân vận M-113 (thâu hồi M-114), thêm tầu tuần tiễu sông và
từ 5 đến 10 triệu (đô la) quân dụng.
(10)
Thông báo công chúng chương trình đã chín mùi, tăng gấp ba lần.
(11)
Cho phép phi cơ Hoa Kỳ bay trên lãnh thổ Nam Việt Nam và truy kích sang đất Lào.
(12) Sẵn sàng hành quân
sang đất Lào, Cambodia trong vòng 72 tiếng đồng hồ, 30 ngày đối với Bắc Việt.
(Phần bị xóa)
TÓM
LƯỢC HÀNH QUÂN THẢ DÙ
Ngày
Tháng: Ngày 4 tháng Tám 1964
Đề
Tài: Trực Thăng Yểm Trợ SOG/Sở Khai Thác Điạ Hình (SES)
Đến:
Chỉ Huy Trưởng SOG
Từ: Trưởng Phòng Hành
Quân
1. Văn Thư Gốc:
a. Văn thư MACV, Đề tài:
Soạn Thảo Hành Quân, Việt Nam, ngày 25 tháng Ba 1964, bao gồm các chuyến hành
quân xử dụng trực thăng đưa các toán biệt kích xâm nhập vào khu vực phiá nam Bắc
Việt (DRV) (Bảng A, bị xóa)
b. Văn thư CINCPAC, Số
000149, Đề tài: Soạn Thảo Hành Quân, Việt Nam, ngày 18 tháng Tư 1964, khuyến cáo
việc xử dụng trực thăng xâm nhập vào miền Bắc VN, lý do phi hành đoàn trực thăng
Không Quân Việt Nam không đủ khả năng ngay cả hành quân trong miền Nam thiếu sự
trợ giúp của Hoa Kỳ (Bảng B, bị xóa)
(Phần bị xóa)
2. Mục Đích: Bắt đầu làm
việc giữa cơ quan MACV và Không Quân Việt Nam để phát triển khả năng xử dụng trực
thăng đưa các toán biệt kích xâm nhậm miền Bắc trước khi trả lời các văn thư
1b, và c.
3. Thảo Luận:
a. Văn thư 1b không đúng.
Các phi hành đoàn trực thăng H34 Không Quân Việt Nam hàng ngày thực hiện các
phi vụ trong miền nam Việt Nam không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Vài chuyến bay
yểm trợ cho đơn vị SOG/SES khi gặp trở ngại điạ thế khó khăn, và tình hình địch
quân. Trong năm 1961, 1962, các phi vụ H34 đưa nhiều toán biệt kích xâm nhập nước
Lào. Các cố vấn Hoa Kỳ cho rằng nếu được huấn luyện bay những phi vụ ban đêm, các
phi hành đoàn H34 có thể thực hiện các chuyến bay xâm nhập miền Bắc, như quan
niệm của đơn vị SOG trong thời gian tiến hành giai đoạn II.
b. Trong nội bộ Không
Quân Việt Nam / MACV sửa soạn khả năng bay đêm (huấn luyện) cho vài phi hành đoàn
trực thăng H34 chọn lọc. Khả năng này có thể được xử dụng cho các hoạt động (bí mật) trong miền Nam cũng như cho các hoạt động của đơn
vị SOG/SES. Trên thực tế, việc huấn luyện hành quân đêm vào những căn cứ của Việt
Cộng nên nói trong phần mục đích.
c. Khi khả năng này đã
được phát triển, cơ quan MACV có thể cho rằng việc xử dụng trực thăng chở biệt
kích xâm nhập có thể thực hiện được. Hiên thời, đơn vị SOG có những quan niệm
sau đây trong việc xử dụng trực thăng:
(1) Mục tiêu: Một đường
(mòn) xâm nhập phát xuất từ căn cứ huấn luyện của Việt Công tại toạ độ (bị xóa).
(2) Xâm nhập / Triệt xuất:
Cần phải bay vào không phận nước Lào. Các toán biệt kích có thể xuống trực thăng
bằng dây vào rừng. Trường hợp (bị xóa) sau khi các trực thăng bay về lấy thêm
nhiên liệu, các trực thăng hộ tống sẽ triệt xuất toán biệt kích.
(3) Hành quân: Các toán
biệt kích có thể đột kích chớp nhoáng rồi rút đi nhanh chóng. Trực thăng có thể
được xử dụng thả xuống những qủa mìn gắn dây nổ chậm, nhằm đánh lạc hướng địch
quân
d. Đơn vị SOG muốn các
phi hành đoàn (H34) Việt Nam đặt dưới quyền sở Khai Thác Điạ Hình (SES) trong thời gian huấn luyện. Điều này làm dễ dàng
sự phối hợp, huấn luyện, kỹ thuật hành quân trong đơn vị SES và SOG dễ dàng
theo dõi các hoạt động.
e. Nếu những điều kể trên
được chấp thuận, đơn vị SOG sẽ yêu cầu được huấn luyện viên H34 kinh nghiệm làm
việc trong thời gian huấn luyện.
f. Cần phải có sự bàn
luận, xem xét giữa hai vị chỉ huy trưởng đơn vị SOG /SES làm việc trực tiếp. Thêm
phần thành công trong việc đem các toán biệt kích trở về an toàn sau các chuyến
xâm nhập vào đất Lào. Quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ phục vụ trong đơn vị
SOG cho rằng, các phi hành đoàn trực thăng H34 Việt Nam rất xuất sắc, ít nhất có
sáu phi hành đoàn H34 Việt Nam có khả năng, được huấn luyện bay phi vụ thả /
triệt xuất các toán biệt kích ban đêm.
4. Đề Nghị:
a. Chỉ huy trưởng đơn vị
SOG khuyến khích chỉ huy trưởng đơn vị SES rằng bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ
muốn các phi công trực thăng có khả năng bay những phi vụ ban đêm, yểm trợ cho
các hoạt động của đơn vị SOG ngoài miền Bắc (DRV)
b. Đính kèm hồ sơ (không thấy)
James
E. Johnson
Đại
Tá, TQLC
Trưởng Phòng Hành Quân
No comments:
Post a Comment